Đồng chí Hà Huy Tập sinh năm 1902. Quê ở làng Kim Nặc, xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên. Tháng 07-1936, đồng chí Hà Huy Tập cùng với đồng chí Lê Hồng Phong triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng ở Thượng Hải (Trung Quốc) để bổ sung nghị quyết của Trung ương trước tình hình mới. Tại hội nghị này, đồng chí Hà Huy Tập được bầu làm Tổng Bí thư thay đồng chí Lê Hồng Phong.
Ngày 26-08-1941, đồng chí bị xử bắn tại Hóc Môn (Gia Định) cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu.
Đồng chí Hà Huy Tập là một chiến sĩ cộng sản tiền bối có nhiều cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Cuộc đời và sự nghiệp của Hà Huy Tập là một tấm gương hết lòng vì dân, vì nước. Đánh giá công lao của Hà Huy Tập và các chiến sĩ cách mạng tiền bối, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Các đồng chí ấy đã vui vẻ hy sinh hết thảy, hy sinh cả tính mệnh mình cho Đảng, cho giai cấp, cho dân tộc. Các đồng chí ấy đã đem xương máu mình vun tưới cho cây cách mạng, cho nên cây cách mạng đã khai hoa, kết quả tốt đẹp như ngày nay. Tất cả chúng ta phải nói theo các gương anh dũng, gương chí công vô tư ấy, mới xứng đáng là người cách mạng”.
Cuốn sách “Hà Huy Tập – Tiểu sử” thuộc Chương trình viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước ta theo quyết định của Bộ Chính trị, gồm có 5 chương:
Chương 1 – Những nhân tố hình thành nhân cách và lý tưởng vì dân, vì nước
Chương 2 – Đấu tranh và trưởng thành (1923 – 1932)
Chương 3 – Tham gia lập lại ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (1932 – 1936)
Chương 4 – Tổng Bí thư của Đảng và những năm tháng sau khi bị bắt (1936 – 1941)
Chương 5 – Hà Huy Tập, tấm gương kiên trung, bất khuất, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
Hà Huy Tập – Tiểu sử/ H.: Nxb Chính trị quốc gia, 2006. – 335 tr. ; 21cm.
Số ĐKCB: Kho đọc: DN.032868
Ảnh: Hữu Vương, Tin: TK