Cuốn sách “Tộc người và văn hóa Việt Nam” được cố GS. Ngô Đức Thịnh thể hiện dựa trên ba cấp độ văn hóa nhóm ngôn ngữ – tộc người, văn hóa tộc người và văn hóa nhóm địa phương của tộc người, phác họa bức tranh chung về diện mạo và nguồn gốc các tộc người, một số tộc người và nhóm tộc người. Nội dung cuốn sách là những bài nghiên cứu được tác giả công bố từ năm 1972 đến nay, trong đó cũng có một số bài mới công bố lần đầu, một số bài có chọn lọc, bổ khuyết. Mỗi bài nghiên cứu được tác giả sắp xếp thực thứ tự có phẩn mở đầu, nội dung, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo nên rất tiện để độc giả tham khảo.
Sau lời mở đầu của tác giả là các bài nghiên cứu về văn hóa tộc người – Tổng quan về tộc người Tày – Nùng – Mấy ghi chép về ngôi nhà cổ truyền của người Nùng Phàn Xình – Một thế kỷ nghiên cứu tộc Mường – Người Mường môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa – Hệ sinh thái tộc người Thái ở Tây Bắc – Ẩm thực truyền thống của người Thái, Tày – Mấy ghi chép thực địa về người Thu Lao – Văn hóa Pa Dí ở Mường Khương (Lào Cai) – Phác họa về người Mảng – Quá trình tan rã gia đình lớn của người Mảng – Bàn Hồ trong folklore dân tộc Dao – Về mối quan hệ tộc người của các nhóm Bru – Vân Kiều ở Bình – Trị – Thiên; Mấy đặc điểm cơ bản của folklore Ê-đê; Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các tộc người ở Tây Nguyên – Buôn làng, luật tục và vấn đề quản lý cộng đồng của các tộc người ở Tây Nguyên hiện nay – Một số đặc trưng trang phục Tây Nguyên – Định hướng sản xuất và phân công lao động trong các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên – Người Khơ me Nam bộ – Thực trạng và sự biến đổi văn hóa các tộc người thiểu số – Văn hóa dân gian và du lịch dân tộc miền núi – Đàn đá trong hệ thống nhạc khí gõ của các tộc người Nam Đông Dương – Nguồn gốc và lịch sử các dân tộc ở Việt Nam và Đông Nam Á.
Sách “Tộc người và văn hóa Việt Nam” của tác giả Ngô Đức Thịnh được Nhà xuất bản Hồng Đức in ấn, phát hành năm 2018, sách dày 470 trang là nguồn tài liệu bổ ích cho độc giả trong nghiên cứu nhân học, dân tộc học liên ngành./.
Minh Tuấn