Dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, biến cố của thời gian và mỗi biến cố, mỗi thăng trầm ấy điều ghi lại dấu chân của những người “hiền sĩ” như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm… họ đã góp công mình làm nên “núi bút, non nghiên”. Nếu trong văn bia Quốc Tử Giám còn ghi danh hàng ngàn tiến sĩ, thì trong nhân gian cũng còn lưu truyền hàng ngàn tên tuổi thầy cô đã sản sinh ra những nhân tài đất Việt. Ngày nay để tiếp bước những thế hệ “kỹ sư tâm hồn” ấy, những người thầy vẫn cần mẫn sớm khuya đưa con đò tri thức đến một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn. Đất nước Việt Nam đang bước trên con đường hội nhập, đặt biệt trong nền kinh tế tri thức thì vai trò của người thầy lại càng trở nên quan trọng hơn để giữ vững cái “đức” hiếu học, cái “nghiệp” trồng người cho mai sau. Sinh thời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý vào bậc nhất trong những nghề cao quý, là nghề sáng tạo bậc nhất trong những nghề sáng tạo…vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”
Với ý nghĩa cao quý bắt nguồn từ truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn” và những giá trị văn hoá ngàn đời của dân tộc ta. Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 – 20-11-2024), Thư viện Tổng hợp tỉnh giới thiệu đến độc giả một số tác phẩm viết về thầy giáo, cô giáo với mong muốn quý độc giả sẽ đọc và cảm nhận những quyển sách này như một lời tri ân chân thành, tình cảm trân trọng, quý mến và biết ơn của những người học trò gửi đến những nhà giáo đáng kính của dân tộc Việt Nam, đó chính là món quà tinh thần vô giá cho tất cả thầy giáo, cô giáo chúng ta.
-
- Tác phẩm “Người thầy đầu tiên”
- Tác phẩm “Biết ơn thầy cô”
- Tác phẩm “Hành trình trở thành người giáo viên – Hạnh phúc – Thịnh vượng – Bình an”
- Tác phẩm “Những thầy giáo nổi tiếng trong lịch sử”
- Kỷ yếu nhà giáo tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1955- 30/4/1975)
Phòng Nghiệp vụ