LỊCH SỬ QUỐC HỘI VIỆT NAM

0
922

   Việt Nam là một nước văn hiến ngàn năm. Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống đấu tranh anh hùng bất khuất vì độc lập, tự do của dân tộc. Từ giữa thế kỷ XIX trở đi, nhân dân Việt Nam đã không ngừng đứng dậy đấu tranh chống lại ách thống trị của thực dân Pháp. Trong cao trào giải phóng dân tộc, ngày 16 tháng 8 năm 1945, Đại hội đại biểu quốc dân họp tại Tân Trào. Đại hội là hình ảnh tiêu biểu của khối đoàn kết dân tộc, đã hiệu triệu toàn dân nổi dậy giành chính quyền dẫn đến thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945. Ngày 2-9, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 3-9, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị với Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Ngày 6-1-1946, tất cả công dân Việt Nam không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, chính kiến… từ 18 tuổi trở lên đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử, tự do lựa chọn người đại diện cho mình vào Quốc hội, cơ quan “quyền lực tối cao để ấn định cho nước Việt Nam một Hiến pháp dân chủ cộng hòa”.

   Lịch sử Quốc hội Việt Nam tập I (1946-1960) gồm 3 chương:

   Chương 1. Từ Quốc dân Đại hội Tân trào đến sự ra đời của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa

   Chương 2. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa với sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc (1946-1954)

   Chương 3. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa trong những năm đầu xây dựng miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.

   Sách đang được phục vụ tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi

   Lịch sử Quốc hội Việt Nam / Lê Mậu Hãn. – Hà Nội : Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. – 24 cm.

   Tập I (1946-1960).- 420tr.

   Số đăng ký cá biệt:          DV.006596

    Vân Trà – Phòng Thông tin Thư mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây