Tự phê bình và phê bình là vấn đề có tính nguyên tắc, chế độ thường xuyên trong sinh hoạt của Đảng, là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng, là công cụ sắc bén để giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên và củng cố khối đoàn kết trong Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Điều này đã được lý luận và thực tiễn cách mạng chứng minh qua quá trình phấn đấu, xây dựng và trưởng thành của Đảng. Vì vậy, tự phê bình và phê bình luôn là việc làm không thể thiếu trong sinh hoạt và hoạt động của Đảng ta.
Cuốn sách Tự phê bình và phê bình trong Đảng dày 312 trang do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật ấn hành năm 2012 nhằm phục vụ việc tuyên truyền và thực hiện Nghị quyết Trương ương 4 về xây dựng Đảng trên cơ sở tập hợp các bài viết nói về vấn đề tự phê bình và phê bình của nhiều tác giả được chia thành ba phần: phần thứ nhất là một số bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình; phần thứ hai tập hợp các bài viết về phê bình và phê bình theo tư tưởng Hồ Chí Minh của nhiều tác giả; phần thứ ba là nghị quyết và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Nghị quyết Trương ương 4 (khóa XI).
Qua sự hoạt động của các tổ chức Đảng, cần rèn luyện cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trẻ một lối sống lành mạnh, sống có lý tưởng, nhân văn, tránh xa sự bon chen, những vụ lợi cá nhân nhỏ nhen. Chính là qua sự giám sát, giúp đỡ thường xuyên của tổ chức, sự phê bình, góp ý tận tình, với tình yêu thương để giúp cho họ tiến bộ không ngừng.
Bác Hồ nói “người đời ai cũng có khuyết điểm. Có làm thì có sai lầm”. Vấn đề là không sợ khuyết điểm, dám nhìn ra và thừa nhận khuyết điểm là dám khẳng định mình, là có thể vượt qua khuyết điểm để tiến bộ không ngừng. Những người trẻ tuổi là những người có dũng khí, có năng lượng dồi dào, cũng chính là những người có đầy đủ khả năng để vận dụng nguyên tắc phê bình và tự phê bình trong công tác và cuộc sống!
Thư viện Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.
Vân Trà